Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Điều trị bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Táo bón ở trẻ nhỏ là một trong những nỗi lo của hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên đây cũng không phải là căn bệnh nghiêm trọng nếu các mẹ sớm nhận ra và trị bệnh cho chúng. Cha mẹ có thể điều trị bệnh táo bón ở trẻ nhỏ bằng một trong những phương pháp sau.

Lúc nhận ra ra trẻ bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.




Hãy cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách điều trị bệnh trĩ khá là hiệu quả bằng lá vong

Như ta đã biết, bệnh trĩ là một trong những căn bệnh mang tính nguy hiểm cao và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên đa phần người bệnh không muốn đến các cơ sở y tế để chữa trị bởi vì tâm lý e ngại nhưng người bệnh đã có thể bớt được phần nào nỗi lo về bệnh bởi đả có cách điều trị bệnh trĩ khá là hiệu quả bằng lá vong.




1. Tác dụng của lá vông.


Lá vông theo Đông y còn gọi là Hải đồng bì hay Thích Hồng bì là loại cây thân cao tầm 10-20m, có gai, mỗi lá bao gồm 3 chét, dài 20-30cm, màu xanh bóng; hoa đỏ tươi, tụ thành chùm từ  1-3 hoa, quả dài 15-30cm, đen, hơi hẹp ở giữa các hạt. Lá vông có tính bình, vị đắng nhạt , hơi chát.

Tây y gọi là Erythrina variegata Lank, trong lá vông có chất saponin có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh, nhưng không ảnh hưởng đến sự kích thích và vận động sự co bóp các cơ, chất saponin (hay còn gọi là migarin) làm giãn đồng tử.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh trĩ mà lá vông còn có nhiều tác dụng khác như làm vị thuốc an thần, chữa chứng mất ngủ, bệnh ngoài da, trị phong thấp, kinh nguyệt không đều, hạ huyết áp, hạ nhiệt, sát trùng, tiêu ích…

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Có thể giảm đau khi bệnh trĩ hay không?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở hậu môn. Trĩ là hiện tượng căng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh vùng hậu môn. Dấu hiệu chính của căn bệnh này đó là đại tiện ra máu và sa búi trĩ. Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ ( cấp độ 1 và 2) thì mới ở mức sa búi trĩ cũng như gây cảm giác đau nhẹ khi đi đại tiện. Nhưng khi bệnh đã tiến tới cấp độ nặng ( cấp độ 3 và 4) thì người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ sẽ sa xuống và xung huyết, nếu là trĩ ngoại thì sẽ gây viêm loét, áp xe hậu môn. Nhiều người đau đớn đến mất ăn mất ngủ. Vậy thì có thể giảm đau khi bệnh trĩ hay không?

co-the-giam-dau-khi-benh-tri-hay-khong-1

Một vài phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay giúp làm giảm cơn đau bệnh:


- Sau khi đi đại tiện cần làm sạch, không nên rửa hậu môn bằng xà phồng mà chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc giấy ướt để rửa, có thể dùng loại khăn ướt dành cho trẻ em.

- Đối với người bệnh trĩ có thể nấu lá diếp cá hoặc giã rau diếp cá để ngâm hoặc đắp hậu môn trong vòng 2 đến 3 lần/ngày. Trong thời gian ngâm có thể dùng bã rau diếp cá để rửa sạch vùng hậu môn. Mỗi lần ngâm có thể ngâm từ 15-20 phút.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả

Chữa trị bệnh trĩ  sớm là điều rất cần thiết, không chỉ để hạn chế những cơn đau mà còn hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ, phương pháp chữa bệnh trĩ được xem là hiệu quả nhất là phải chữa trị bệnh tận gốc, thời gian điều trị và phục hồi bệnh ngắn, an toàn và khó tái phát. Vậy thế nào là chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả?chúng ta cùng tìm hiểu về các phương pháp sau:




1/ Chữa trị bệnh trĩ nhẹ:


Dấu hiệu của người bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ:

Người mắc bệnh trĩ thường cảm thấy đau rát vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, có thể thấy máu đỏ tươi dính trên phân hoặc dính vào giấy vệ sinh với lượng ít. Búi trĩ có thể lòi ra ngoài và tự thụt vào trong ống hậu môn sau khi đại tiện.

Biện pháp điều trị:

Bệnh nhân có thể tự điều trị bệnh tại nhà mà không cần dùng đến phẫu thuật cắt trĩ.

Chữa trị bằng thuốc: ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần uống theo toa thuốc của bác sĩ.

Phương pháp dân gian chữa bệnh: phương pháp này là dùng những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như rau diếp cá, bông thiên lý, lá trầu, lá bỏng, đu đủ,… phơi khô sau đó đun nước xông vào vùng hậu môn, bả thì đắp vào búi trĩ. Còn đu đủ thì người bệnh có thể hầm cùng một vài loại thực phẩm khác như giò heo, trực tràng heo… Kiên trì làm thường xuyên sẽ làm tiêu búi trĩ.