Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Nứt kẽ hậu môn phải làm như thế nào?

Nứt hậu môn là căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nứt kẽ hậu môn làm cho người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống. Vậy khi bị nứt kẽ hậu môn phải làm như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn là gì?


Nứt kẽ hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Vết nứt có chiều dài 0,5 - 1 cm, khiến người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn khi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng rất dễ tái phát nên nếu không chữa trị có thể gây ra các biến chứng như bệnh apxe hậu môn, rò hậu môn,…





Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn


Nứt kẽ hậu môn dễ mắc phải do một số nguyên nhân sau.


- Rất nhiều người bị táo bón thường bị nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, việc đại tiện trở nên khó khăn hơn và người bệnh phải rặn mạnh do đó làm cho nếp gấp hậu môn bị rách, hình thành vết nứt hậu môn.


- Cơ vòng hậu môn bị căng ra quá mức cũng sẽ làm cho kẽ hậu môn bị rách, tạo thành vết nứt. Cơ vòng bị co thắt căng ra có thể do hậu môn bị viêm nhiễm.
- Hậu môn bị nhiễm khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách làm cho vùng da ở hậu môn bị viêm nhiễm, khiến khối apxe dưới da hậu môn bị vỡ ra tạo thành vết nứt ở kẽ hậu môn.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nứt kẽ hậu môn


Khi bị bệnh nứt hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy vùng hậu môn của mình bị đau rát, nhiều trường hợp có triệu chứng đau, kèm theo nóng rát, kéo dài nhiều giờ sau khi đại tiện xong. Chảy máu tuy nhiên lượng máu không nhiều có màu đỏ nhạt. Có cảm giác ngứa hậu môn do dịch tiết nứt kẽ hậu môn gây ra.

Biến chứng nguy hiểm của nứt kẽ hậu môn


Nứt hậu môn khi mắc phải sẽ gây ra các tổn thương cho người bệnh. Hầu hết gây viêm nề phần dưới của vết nứt hay còn gọi là khối da thừa. Khi vị trí này bị nhiễm trùng sẽ gây ra phù nề bạch mạch, khiến người bệnh đau đớn. Khi khối viêm nề này phát triển sẽ dẫn đến xơ hóa.





Nghiêm trọng hơn, vết loét sẽ ăn sâu vào lớp cơ thắt và tạo mủ ở vết loét, dẫn tới apxe giữa cơ thắt hay apxe quanh hậu môn. Gây rò hậu môn thấp với lỗ rò ngoài được mở ra ở đường giữa, gây ra đau đớn, phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.


Nứt kẽ hậu môn phải làm sao?


Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập

- Uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa chua trong khẩu phần ăn vì những lợi khuẩn có trong sữa chua có thể kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

- Bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả vào phần ăn. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giúp đi đại tiện dễ dàng và không gây táo bón.

- Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, gây nóng trong người, thức ăn nhanh, vì khiến hệ tiêu hóa khó chịu.

- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đúng giờ. Nếu bị táo bón có thể ăn khoai lang, hoặc sử dụng thuốc thụt hậu môn, thuốc xổ để đại tiện dễ dàng hơn.

- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp thoải mái, đại tiện dễ dàng hơn.


Giữ vệ sinh sạch sẽ

- Luôn giữ hậu môn sạch sẽ và rửa bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh bởi vì việc này sẽ giúp hậu môn bớt đau, ngứa, và giải tỏa tâm lý căng thẳng của người bệnh.

- Không nên dùng giấy vệ sinh khô vì sẽ khiến hậu môn dễ tổn thương. Không nên sử dụng khăn ướt có hương thơm vì có thể gây mẫn cảm cho hậu môn, khiến vùng hậu môn thêm ngứa ngáy, khó chịu.

- Có thể dùng một số bài thuốc Đông Y để ngâm hoặc xông hậu môn nếu cảm thấy khó chịu và đau rát nhiều.





Đến gặp bác sĩ

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh nhằm chữa trị dứt điểm bệnh.

Dựa vào tình trạng bệnh và độ rộng của vết nứt mà các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Thông tin liên hệ: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG PHONG
Địa chỉ: 161-162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM